Ốm nghén là vấn đề xảy ra với hầu hết thai phụ trong quá trình mang thai. Nếu biết được những loại ốm nghén khi mang thai cũng như cách khắc phục thì mẹ bầu có thể kiểm soát những triệu chứng này hiệu quả hơn.
Ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là hiện tượng mà thai phụ cảm thấy đầy hơi, buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày, xảy ra với đa số phụ nữ từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Ốm nghén tuy không gây hại gì cho thai nhi nhưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bà bầu.
Ốm nghén khi mang thai là nỗi lo của nhiều mẹ bầu
Nguyên nhân gây ra ốm nghén
Cho tới nay, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định được nguyên nhân thực sự dẫn tới tình trạng ốm nghén, tuy nhiên các yếu tố nguy cơ có thể kể đến là:
- Do thói quen ăn uống không đảm bảo, thất thường khiến cho lượng đường trong máu ở mức thấp
- Do hệ thần kinh của một số bà bầu nhạy cảm quá mức đối với các loại thực phẩm và các loại mùi vị khi mang thai gây buồn nôn
- Do hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen gia tăng trong 3 tháng đầu. Progesterone làm giãn cơ hệ tiêu hóa khiến thức ăn trong dạ dày có xu hướng đẩy ngược lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn
- Do yếu tố di truyền.
Các loại ốm nghén thường gặp
Về mặt sinh học, thai nghén có thể giúp bảo vệ thai nhi. Hạn chế mẹ ăn nhiều loại thực phẩm có chứa gia vị tránh các nguy cơ cho bé. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy rằng những bà bầu có biểu hiện ốm nghén thì ít có khả năng bị sẩy thai hơn. Nội tiết tố tăng cao trong thời gian đầu mang thai là dấu hiệu cho thấy thai kỳ ổn định, bảo vệ thai nhi còn đang non nớt. Các kiểu nghén khi mang thai gồm có:
- Buồn nôn
- Hay nôn
- Mệt mỏi
- Khó chịu
- Không ăn uống được.
Ốm nghén khiến phụ nữ mang thai thường xuyên có cảm giác buồn nôn
Ốm nghén từ tuần thứ mấy?
Theo thống kê cho thấy có đến 70% phụ nữ cảm thấy buồn nôn trong thời gian đầu khi mang thai và phải đến khi kết thúc 3 tháng đầu thì hơn phân nửa trong số này mới cảm thấy khỏe dần lên. Một số người có thể ốm nghén sớm khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung khoảng tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Một số người khác có thể bắt đầu ốm nghén muộn hơn bắt đầu từ tuần thứ 8-12.
Bởi vậy nên có rất nhiều trường hợp mang thai 6 tuần không nghén, mẹ bầu thậm chí không biết việc mình có thai cũng là điều hết sức bình thường. Với nhiều người phụ nữ bị nghén nặng thì tình trạng này thì tình trạng này thậm chí sẽ duy trì vài tháng hoặc cho đến khi hết thai kỳ khi em bé chào đời, tuy nhiên phần lớn sẽ cải thiện vào khoảng tuần thứ 20.
Ốm nghén thường xuất hiện trong thời gian đầu khi mang thai
Cách giảm ốm nghén khi mang thai
Thay đổi lối sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng là những cách tuy không thể làm dứt hẳn chứng ốm nghén nhưng cũng sẽ giúp thai phụ cảm thấy đỡ hơn. Mẹ bầu ốm nghén khi mang thai có thể áp dụng những gợi ý sau:
- Bổ sung vitamin tổng hợp dành cho bà bầu
- Ăn nhẹ vào buổi sáng với bánh mì khô hoặc bánh quy để tránh đói bụng khi di chuyển
- Ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước để bù đắp cho cơ thể. Mỗi ngày uống ít nhất 6-8 cốc nước
- Tránh tiếp xúc với các loại mùi, gia vị khó chịu. Ăn những thực phẩm phù hợp cho bà bầu mà bản thân yêu thích
- Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ để vừa cung cấp đầy đủ năng lượng vừa ngăn chặn buồn nôn, chóng mặt
- Nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhiều, vận động nhẹ nhàng, vừa sức để cơ thể thoải mái hơn đồng thời lưu thông máu trong cơ thể
Mẹ bầu nên uống nhiều nước trong thời gian mang thai
- Uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc viên nang gừng được chế biến từ gừng thật
- Suy nghĩ tích cực, lạc quan, ngủ đủ giấc. Stress có thể khiến tình trạng ốm nghén tồi tệ hơn.
- Đối với nhiều người, áp dụng phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng nên mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách này.
- Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, khử mùi, xịt phòng hay các loại chất tẩy rửa
- Mở cửa phòng để luôn có không khí thông thoáng vào nhà, tránh những nơi ngột ngạt.
Ốm nghén buổi sáng sinh trai hay gái?
Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ bầu thường xuyên ốm nghén vào buổi sáng thì đó có thể là dấu hiệu ốm nghén bé gái. Còn với những người không bị ốm nghén thì có thể là dấu hiệu ốm nghén bé trai. Điều này nghe tưởng chừng vô lý nhưng theo nghiên cứu của một số nhà khoa học tại Thụy Sĩ cũng đã cho thấy kết quả tương tự với 55% phụ nữ mang thai ốm nghén buổi sáng đã sinh bé gái. Nội tiết tố được xem là nguyên nhân của kết quả này vì khi mang thai bé gái, mẹ sẽ sản sinh nhiều hoóc-môn hơn khiến mẹ buồn nôn nhiều, đặc biệt là vào buổi sáng.
Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào những mẹ bầu có tình trạng ốm nghén khá nghiêm trọng. Còn với những người ốm nghén bình thường thì rất khó xác định chính xác. Vậy nên cách tốt nhất là mẹ chờ kết quả siêu âm sau tuần thứ 20 của thai kỳ để biết chính xác về giới tính của con. Nếu muốn mua đồ cho trẻ từ sớm, mẹ cũng có thể chọn lựa những gam màu nhẹ nhàng, trung tính.
Nhiều người tin rằng mẹ bầu ốm nghén vào buổi sáng có thể sẽ sinh con gái
Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Khi chứng ốm nghẹn trở nên nghiệm trọng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày thì mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ có cách giải quyết thích hợp. Với các trường hợp nôn mửa dữ dội, nôn không kiểm soát thì bác sĩ sẽ cần điều trị vì có thể gây ra biến chứng trong thời kì mang thai. Mẹ nên tránh sử dụng thuốc, đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ dù cho các loại thuốc được bác sĩ kê đơn đã qua kiểm tra chặt chẽ.
Các triệu chứng nôn và buồn nôn do ốm nghén thường tương đối nhẹ. Nếu nôn quá mức thì có thể khiến cơ thể mẹ bầu mất nước, cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cả mẹ và bé. Trong trường hợp lần mang thai trước bạn nôn nghén và giờ tiếp tục có kế hoạch mang thai thì cũng cần gặp bác sĩ để điều trị sớm, ngăn ngừa triệu chứng này tái phát hoặc giảm bớt để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ nếu có tình trạng nôn nghén nhiều
Ốm nghén là tình trạng mà hầu như thai phụ nào cũng gặp phải trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai. Cùng với lượng hoóc-môn tăng lên kèm theo các triệu chứng khó chịu, tâm trạng của phụ nữ lúc này cũng rất nhạy cảm, mệt mỏi, khó chịu. Điều quan trọng nhất để làm giảm triệu chứng này vẫn là mẹ cố giữ cho tâm lý mình thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu. Đồng thời các ông chồng cũng nên cùng vợ vượt qua khó khăn trong suốt thai kỳ bằng cách chăm sóc và sẻ chia.
Hi vọng rằng với những thông tin về ốm nghén mà Mái Ấm Nhỏ đã cung cấp ở trên đã giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về tình trạng ốm nghén khi mang thai, những cách làm giảm bớt cảm giác khó chịu khi ốm nghén cùng những mẹo nhỏ phát hiện giới tính của trẻ ngay từ những tháng đầu non nớt. Hi vọng rằng chị em sẽ có thời kỳ mang thai thật khỏe mạnh.
Bình luận
Bài viết liên quan