Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bố mẹ chỉ mong được nằm nghỉ ngơi sớm nhưng con không chịu ngủ cũng đồng nghĩa với bố mẹ phải đối diện với 1 đêm nữa thức trắng. Phần lớn những em bé mới sinh thường ngủ rất nhiều, tuy nhiên khi con lớn hơn một chút sẽ bị thay đổi lịch sinh hoạt. Phổ biến nhất là việc ngủ ngày và thức vào buổi trưa, buổi tối khiến bố mẹ chịu áp lực và mệt mỏi rất nhiều. Vây nguyên nhân cũng như phương pháp giải quyết vấn đề này là gì? Hãy cùng với Mái ấm nhỏ đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến bé không chịu ngủ?
Giấc ngủ của con bị ảnh hưởng từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau từ cả bên trong và bên ngoài. Nếu bố mẹ không quan tâm và xây dựng thời gian biểu cho con đều đặn sẽ khiến con dễ rơi vào tình trạng ngủ ngày, thức đêm.
Mẹ ngủ ít trong thời kỳ mang thai
Một trong những nguyên nhân phổ biến mà các mẹ dễ gặp phải trong suốt quá trình mang thai ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của con sau này là ngủ quá ít. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng con ít ngủ sau khi chào đời. Khi mang thai, mẹ ngủ ít và vận động nhiều khiến thai nhi trong bụng bị kích thích, tỉnh giấc. Sau khi chào đời, những em bé này cũng có xu hướng ngủ ít hơn những đứa trẻ khác, dễ quấy khóc và khó đi vào giấc ngủ.
Mẹ ngủ ít trong thời kỳ mang thai
Trẻ quá phấn khích
Việc nô đùa hoặc chơi trước giờ đi ngủ cũng khiến hệ thần kinh làm việc nhiều, điều này khiến bé mãi chẳng chịu đi ngủ làm bố mẹ mệt mỏi. Cũng có khá nhiều bố mẹ cho con xem điện thoại, ipad, tắm trước khi ngủ dễ bị mất giấc ngủ. Đối với những trẻ lớn hơn một chút, việc đang chơi thì bố mẹ bắt đi ngủ khiến con cảm thấy lỡ mất trò chơi, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi và khó ngủ hơn.
Bé quá nhạy cảm
Nhưng em bé quá nhạy cảm cũng khiến nhiều bố mẹ thấy mệt mỏi trong việc chăm sóc cũng như khi ru con ngủ. Đôi khi con dễ bị các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đôi khi chỉ là một âm thanh nhỏ hoặc ánh sáng chiếu vào phòng cũng khiến con bị thức giấc. Bố mẹ cho con mặc nhiều quần áo chật chội, quấn khăn dày, bỉm không thông thoáng cũng khiến bé khó chịu và mãi không chịu ngủ. Mặc dù ban ngày bé có thể vui chơi, hoạt động được nhưng đêm cần được mặc đồ thoải mái hơn.
Bé quá nhạy cảm
Con không được tiếp xúc với ánh nắng
Việc không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên cũng khiến con không chịu ngủ. Con ở trong phòng thường xuyên sẽ khiến em bé dễ bị thiếu vitamin D, hệ thống khung xương yếu, dễ thức đêm, ngủ không đủ giấc.
Mẹ cho bé ti lúc nửa đêm
Một trong những sai lầm của mẹ là thường xuyên cho con bú lúc nửa đêm. Hoạt động này không chỉ ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt và nghỉ ngơi của con. Nhiều bé thường vừa ngủ vừa ti dễ dàng dẫn đến tình trạng liên kết giữa việc bú và ngủ. Sau này khi con lớn hơn một chút sẽ dễ bị dậy lúc nửa đêm, ảnh hưởng rất nhiều đến những thành viên khác trong gia đình.
Mẹ cho bé ti lúc nửa đêm
Trẻ không chịu ngủ trưa
Giấc ngủ trưa giúp con có thể thoải mái và hồi phục thể trạng sau khi đã hoạt động vào buổi sáng. Tuy nhiên cũng có khá nhiều em bé không chịu ngủ vào buổi trưa dẫn đến tối khó ngủ và thức giấc nhiều hơn. Cũng có những bé không chịu ngủ vì không có người ngủ cùng hoặc bố mẹ cho con ngủ chung quá lâu. Càng về sau, bé càng sợ hãi khi ngủ một mình và thức đêm nhiều hơn nếu không có người ngủ cùng.
Giải pháp an toàn cho bé ngủ ngon hơn
Để cải thiện tình trạng thường xuyên thức đêm của con, bố mẹ nên xây dựng lịch trình sinh hoạt phù hợp với từng độ tuổi của con. Đối với trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi thì cần được phải ngủ ít nhất từ 8 - 9 tiếng mỗi đêm và 8 tiếng vào ban ngày. Việc này sẽ đảm bảo cho sức khỏe của trẻ ổn định và phát triển toàn diện nhất.
Tạo thói quen sinh hoạt đều đặn trước khi đi ngủ
Việc hoạt động thường xuyên một việc lặp đi lặp lại giúp con sớm hình thành thói quen sinh hoạt của con ngay từ những tháng đầu tiên mới lọt lòng. Việc này sẽ tạo ra khá nhiều lợi ích như con sẽ phản xạ có điều kiện trước giờ đi ngủ, con sẽ biết trước được những hoạt động cần làm và có thể tự làm nếu đã có ý thức. Trước khi ngủ, bố mẹ có thể làm những việc này vào buổi chiều tối như:
- Tắm rửa sạch sẽ cho con, không ăn quá no vào bữa tối
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ
- Đọc một cuốn truyện tranh hoặc kể chuyện cho con nghe
- Chúc ngủ ngon, hôn bé trước khi đi ngủ.
Tạo thói quen sinh hoạt đều đặn trước khi đi ngủ
Bố mẹ nên bình tĩnh, kiên định khi con chống đối
Việc trẻ thường xuyên thức vào buổi trưa hoặc buổi tối khiến tính con càng ngày càng khó chịu và có dấu hiệu chống đối lại bố mẹ khi có yêu cầu phải lên giường đi ngủ. Trẻ có thể dậy ngay khi bố mẹ đã đi ra ngoài, chơi một mình hoặc làm những chuyện khác trong giờ ngủ trưa. Nếu phát hiện ra tình trạng này, bố mẹ nên bình tĩnh, không nên quát tháo hoặc mắng con, hãy hỏi lý do vì sao con không chịu ngủ và lắng nghe con nói. Hãy chuẩn bị thêm một vài chiêu xử lý tình trạng con khóc lóc hoặc ăn vạ khi bố mẹ yêu cầu quay trở lại giường.
Hoàn thành mọi việc trước khi đi ngủ
Việc hoàn thành mọi việc trước khi đi ngủ giúp con có thể thoải mái thư giãn khi đặt lưng xuống giường. Ví dụ như bố mẹ có thể hỏi con rằng con có muốn đi vệ sinh không, đã đánh răng chưa… Trong trường hợp con trả lời không thì hãy nhắc nhở rằng khi con đã lên giường ngủ thì không được làm bất cứ thứ gì nữa. Trong trường hợp con không chịu ngủ sẽ phải chấp nhận hình phạt. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con bú trước khi ngủ khoảng 1 - 2 tiếng. Ví dụ như con đi ngủ vào lúc 8 giờ thì từ 6 - 7 giờ tối là mẹ có thể cho con bú được rồi.
Hoàn thành mọi việc trước khi đi ngủ
Khen thưởng con đúng lúc
Cũng có khá nhiều bố mẹ khuyến khích việc con đi ngủ đúng giấc bằng cách khen thưởng đúng lúc. Tuy rằng những phần thưởng này không có giá trị cao nhưng cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn và tích cực lặp lại những hành động tốt ấy nhiều lần hơn nữa.
Không cho con mặc đồ quá chật khi đi ngủ
Đối với em bé, thân nhiệt thường cao hơn người bình thường do đó bố mẹ không nên quấn khăn hoặc mặc quá nhiều quần áo ấm khiến con khó chịu, toát nhiều mồ hôi và dễ bị cảm lạnh hơn. Vào mùa hè chỉ cần đắp cho con một chiếc chăn mỏng ngang bụng, mặc đồ thoải mái chất cotton dễ thấm mồ hôi. Đông đến thì ủ ấm bằng cách đắp chăn dày hơn, mặc quần áo kín nhưng không được quá dày. Nhiệt độ trong phòng có thể duy trì ổn định từ 26 - 28 độ C là hoàn toàn ổn định kể cả mùa hè hoặc mùa đông.
Không cho con mặc đồ quá chật khi đi ngủ
Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày
Vệ sinh thân thể thường xuyên cũng giúp trẻ dễ dàng ngủ hơn. Đối với các bé sơ sinh, mẹ hãy kiểm tra tã và thay cho con. Các loại đệm, ga, gối có chất liệt mềm, sạch sẽ cũng sẽ giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ tốt hơn.
Với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn đã nắm rõ được nguyên nhân cũng như giải pháp để giải quyết tình trạng con không chịu ngủ trưa. Hãy xây dựng lịch trình sinh hoạt điều độ cho con ngay từ khi còn nhỏ các mẹ nhé.
>>> Xem thêm: Xoa bụng bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Bình luận
Bài viết liên quan