Kiêng cữ sau sinh thế nào cho khoa học và đảm bảo sức khỏe

Kiêng cữ sau sinh thế nào cho khoa học và đảm bảo sức khỏe

Có rất nhiều quan điểm về kiêng cữ sau sinh hiện nay vẫn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên không phải là quan niệm nào cũng chính xác. Dưới đây là những điều cần lưu ý về kiêng cữ sau sinh mà mẹ cần biết


Sau quá trình mang thai và sinh con vất vả, phụ nữ cần phải kiêng cữ để có thời gian phục hồi sức khỏe, cho con bú và phòng tránh các bệnh hậu sản. Bởi vậy nên kiêng cữ sau sinh là việc rất quan trọng mà các mẹ cần biết để chủ động chăm sóc bản thân.

Kiêng cữ sau sinh khoa học

Thời xưa quan niệm rằng mẹ sau sinh cần phải tuyệt đối kiêng cữ trong 100 ngày để bảo đảm sức khỏe, tránh ốm, đau nhức xương khớp, đau mỏi chân tay hay nhức đầu... Tuy nhiên tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay đã chứng minh được rằng viêc kiêng cữ nên thực hiện trong vòng một tháng với những điều kiêng cữ sau sinh không quá khắt khe như trước đây.

Kiêng cữ sau sinh mổ

Kiêng cữ sau đẻ mổ có nhiều điều cần lưu ý đặc biệt hơn so với sinh thường để vết mổ nhanh lành.

  • Chăm sóc vết mổ

Mẹ cần giữ vết mổ đẻ khô và sạch sẽ. Sau khoảng một tuần nên cắt chỉ đối với chỉ không tự tiêu. Ngoài ra trong thời gian chờ vết mổ lành lại, mẹ đừng cố gắng kéo bụng để quan sát vết khâu mổ mà nên nhờ người thân chăm sóc để vết mổ luôn khô thoáng. Tránh tác động vùng xung quanh vết mổ khiến vết thương lâu lành, lâu khô hơn thậm chí là dễ chảy máu.

Vết mổ sinh đẻ

Vết mổ sinh đẻ cần được khô thoáng, sạch sẽ để nhanh lành

  • Tư thế nằm ngủ và cho con bú

Mẹ nằm hơi ngả lưng về phía sau, cho bé nằm dọc trên người mẹ để tránh bé đạp vào vết thương phẫu thuật trên bụng. Đây là tư thế cho con bú áp dụng cho mẹ sinh mổ trong suốt quá trình đợi vết thương lành.

  • Thực phẩm tối kỵ khi sinh mổ

Mẹ nên kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho quá trình lành sẹo như rau muống kích thích sinh da non gây sẹo lồi, trứng khiến vết mổ sau khi lành tạo thành sẹo trắng, thịt bò khiến vết mổ sậm màu gây sẹo thâm, ngoài ra còn tránh ăn thịt gà, đồ nếp...

Kiêng cữ sau sinh thường

  • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Chế độ ăn trong thời gian ở cữ cần đầy đủ dưỡng chất để bồi bổ cơ thể cho mẹ đồng thời có sữa cho con bú. Nếu chỉ ăn cơm với thịt nạc kho mặn và rau ngót theo tập quán cũ thì không thể đủ chất để phục hồi sức khỏe được.

Mẹ nên ăn đa dạng các món ăn khác nhau như rau, trái cây tươi, mướp, thịt nạc, cà chua, rau đậu, chuối.... Chỉ nên tránh các thực phẩm có tính hàn như cua, rau đay, đồ ăn tanh như cá đồng, ốc... Tránh thức ăn dễ gây dị ứng, đồ chua, không uống đá lạnh.

Ăn nhiều khoai giúp bổ sung chất xơ

Ăn nhiều khoai giúp bổ sung chất xơ, nhuận tràng, tránh táo bón

Không nên ăn đồ mặn, thức ăn lên men như các loại dưa chua, không ăn đồ ăn sống như gỏi, sashimi vì lúc này cơ thể mẹ đang rất yếu ớt, dễ bị nhiễm khuẩn hay các ký sinh trùng gây bệnh. Thức ăn của sản phụ sau sinh nên mềm, dễ tiêu và ăn khi còn nóng ấm.

  • Vệ sinh và chườm nóng

Nên pha nước ấm để vệ sinh và tắm rửa hàng ngày, không ngâm nước quá lâu. Mẹ sau sinh không được tắm nước lạnh tuy nhiên cần vệ sinh sạch sẽ thân thể, đặc biệt là vùng kín. Không xối nước trực tiếp vào âm đạo và lau sạch, khô sau khi rửa. Theo dõi sản dịch hàng ngày để có thể đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa khi phát hiện có bất thường.

Duy trì thói quen tắm gội, đánh răng và súc miệng như bình thường nhưng không dùng nước lạnh để tránh cơ thể mất nhiệt. Sau khi tắm có thể xông bằng lá kinh giới, tía tô, vỏ cam, vỏ bưởi... để cơ thể bài tiết bớt chất thải qua mồ hôi và làm ấm cơ thể.

Chườm nóng sau sinh

Chườm nóng sau sinh làm ấm vùng bụng

Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm lên bụng, lưng và hai bên bẹn để chống đau mỏi và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, Chườm nóng giúp tuần hoàn máu tốt hơn đồng thời tăng đàn hồi của các bắp thịt và da, giúp bụng săn chắc hơn.

  • Vận động

Mẹ sau sinh cần tránh làm việc nặng nhọc hoặc vận động mạnh. Tuy nhiên cũng không cần nằm mãi một chỗ và kiêng vận động như quan niệm xa xưa. Vì cơ thể không vận động thì máu huyết sẽ không được lưu thông, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, ăn uống kém ngon miệng và cơ thể cũng lâu hồi phục hơn. Sau khi sinh, mẹ nên đi lại, vận động với những bài tập nhẹ nhàng vừa sức. Tránh tuyệt đối hoạt động mạch vì các cơ ở bụng lúc này vẫn chưa co lại ở mức bình thường. Lao động nặng quá sớm cũng là nguyên nhân trực tiếp gây sa tử cung.

các bài tập Kegel

Sau khi sinh khoảng 2 tháng là mẹ có thể tập các bài tập Kegel (vùng xương chậu)

  • Nghỉ ngơi

Mẹ sau sinh cần ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian hồi phục. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái hơn, giảm bớt những áp lực, căng thẳng sau sinh đồng thời giúp lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Đây là điều mà hầu hết mẹ sau sinh đều cảm thấy khó thực hiện được vì trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều với thời gian không có định trong ngày và hay quấy khóc về đêm nên mẹ cũng không có những giấc ngủ ngon. Trong trường hợp này mẹ có thể cố gắng nghỉ ngơi vào những lúc bé ngủ, ngoài ra cũng cần có sự giúp đỡ của người chồng trong việc chăm con để đỡ đần và khiến tâm trạng phụ nữ thoải mái hơn.

Không nên quan hệ tình dục ngay sau khi sinh, nên tránh sinh hoạt vợ chồng ít nhất từ 4-6 tuần sau khi sinh. Quan niệm cũ cho rằng cần tránh sinh hoạt vợ chồng suốt thời gian 3 tháng 10 ngày ở cữ. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào thể trạng của từng mẹ, quan hệ sau sinh sớm vừa gây đau đớn lại dễ bục vết khâu. Khi sinh hoạt chăn gối cần có biện pháp tránh thai thích hợp vì lúc này sức khỏe người phụ nữ chưa thể phhồi phục, tránh mang thai ngoài ý muốn.

Mẹ tranh thủ nghỉ ngơi

Mẹ có thể tranh thủ nghỉ ngơi trong thời gian bé ngủ

Một số dấu hiệu cần lưu ý

  • Sốt cao
  • Sản dịch bất thường, có mùi hôi
  • Vết mủ sưng tấy hoặc chảy máu
  • Tiểu buốt hoặc táo bón
  • Đau bụng

Khi có những dấu hiệu này mẹ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được giúp đỡ kịp thời.

Có nên kiêng cữ sau sinh không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc không kiêng cữ sau sinh là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh hậu sản về sau như băng huyết, tổn thương vết sinh mổ, tổn thương phần phụ. Trong quá trình mang thai và chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực nên cần có thời gian nhất định để lấy lại sức khỏe. Không kiêng cữ khiến phụ nữ về sau dễ bị đau nhức xương khớp, dễ đau đầu, tâm trạng bất ổn, dễ nhiễm bệnh, cơ thể mệt mỏi do không được hồi phục thể lực hoàn toàn. Bởi vậy nên quan điểm cho rằng kiêng cữ là cổ hủ không hề chính xác.

Kiêng cữ sau sinh

Kiêng cữ sau sinh là cần thiết để hồi phục sức khỏe

Nhìn chung, kiêng cữ sau sinh là vấn đề mà mỗi người đều có một quan điểm khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì "có kiêng có lành" nên việc kiêng cữ vẫn là rất cần thiết để đảm bảo hồi phục sức khỏe cho mẹ và có sữa cho con bú. Một số quan niệm về kiêng cữ sau sinh của ông bà ta ngày xưa đã không còn chính xác nhưng không phải tất cả đều sai. Hi vọng rằng sau bài viết này mẹ đã có thêm kinh nghiệm ở cữ sau sinh và có thể phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.

>>> Xem thêm: "Bí kíp" để nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh

1 lượt
Vote :