Siêu âm có ảnh hưởng đến thai không
Siêu âm có ảnh hưởng đến thai không và tần suất, thời điểm siêu âm thế nào là hợp lý? Đây là những câu hỏi chung của rất nhiều phụ nữ mang thai với lo ngại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để trả lời được những thắc mắc này, chúng ta cần tìm hiểu về kỹ hơn về siêu âm.
Siêu âm là gì?
Sieu âm thai là phương pháp sử dụng sóng âm chẩn đoán y khoa để thu được hình ảnh của tai nhi, nhau thai, tử cung và nhiều cơ quan khác của cơ thể nằm trong khung xương chậu. Đây là phương pháp được thực hiện theo từng giai đoạn của thai kỳ hoặc chỉ định bác sĩ nhằm:
- Theo dõi, kiểm tra xác định vị trí sự phát triển của thai nhi. Việc xác định vị trí trong giao đoạn đầu giúp bác sĩ biết được thai nằm ở vị trí bình thường hay ngoài tử cung để ngăn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
- Phát hiện những dấu hiệu bất thường, phát hiện dị tật thai nhi nếu có
- Từ giai đoạn sau tuần 38, siêu âm giúp bác sĩ kiểm tra em bé nằm bình thường hay ngược. nếu quá ngày dự sinh thì siêu âm thai được bác sĩ chỉ định để kiểm tra xem em bé sắp sinh chưa.
- Siêu âm thai nhằm theo dõi thai nhi khi mẹ làm các xét nghiệm như chọc dò ối, nội soi thai hoặc hỗ trợ mổ lấy thai.
Siêu âm thai rất cần thiết nhưng không nên lạm dụng
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng gì đến thai không?
Siêu âm thai là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Hiện chưa có bằng chứng khoa học cho thấy siêu âm gây hại cho bé vì bản chất siêu âm là sóng âm thanh với tần suất cao vượt ngưỡng nghe được nên vô hại.
Có nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng siêu âm sớm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Khi thai mới được 1-2 tháng hoặc dưới 10 tuần thì khuyến cao không nên siêu âm Doppler màu vì tác dụng nhiệt có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành các cơ quan quan trọng của thai nhi trong giai đoạn này.
Các bác sĩ sản khoa cho biết nếu tiếp xúc ở mức độ hợp lý về cường độ và thời gian thì sóng siêu âm không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên các bác sĩ cũng thường khuyên thai phụ không nên lạm dụng siêu âm vì siêu âm quá nhiều gây lãng phí và không cần thiết.
Siêu âm giúp bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán nhiều vấn đề liên quan đến thai nhi
Siêu âm 2D, 4D, 5D có ảnh hưởng đến thai nhi không
Siêu âm 2D hay còn gọi là siêu âm 2 bình diện (2 dimension) là bước thực hiện cơ bản với ảnh hiện lên màn hình là mặt cắt của chùm tia cấu trúc cơ quan. Vùng chứa nước, dịch máu với cấu trúc đặc là khoảng tối, cấu trúc mô cơ thể màu xám đến trắng. Siêu âm 2D xác định có thai thật hay không, vị trí thai, tuổi thai và ngày dự sinh đồng thời đánh giá có gì bất thường về tử cung, buồng trứng hay không, không gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Siêu âm 3D cung cấp hình ảnh chân thực hơn bằng cách cho phép quan sát gương mặt, tay chân và cơ thể thai nhi theo nhiều góc độ, xác định chính xác giới tính thai nhi hơn và là công cụ hữu ích của bác sĩ dưới góc độ chuyên môn trong việc tìm thấy những cấu trúc nghi ngờ bất thường bẩm sinh.
Siêu âm 4D giúp cha mẹ có thể thấy được ngoài hình ảnh 3 chiều còn là những thước phim về chiều thời gian thực, độ chính xác thường cao hơn thậm chí có thể thấy bé mỉm cười, ngáp, mút ngón tay hay chuẩn bị đưa chân đạp vào thành bụng mẹ.
Siêu âm 5D không chỉ quan sát được hình thái bên ngoài như siêu âm 3D, 4D mà còn có thể nhìn rõ cấu trúc bên trong của thai nhi. Siêu âm 5D có thêm một chiều nữa là chiều chẩn đoán giúp bác sĩ phát hiện sớm dị tật thai nhi ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, gồm có các ứng dụng như 5D tim thai, 5D hệ thần kinh trung ương, 5D đo da gáy...
Siêu âm 5D có độ chính xác cao
Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng tới thai không?
- Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là phương pháp hiện đại, không gây đau đớn bằng cách đưa đầu dò gắn sóng siêu âm vào trog âm đạo để quan sát và theo dõi các cơ quan sinh dục bên trong phụ nữ, hỗ trợ cho việc thụ tinh nhân tạo với những người hiếm muộn cũng như giúp cho người muốn quá trình thụ thai có kết quả tốt nhất.
- Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai không?
Siêu âm đầu dò đưa đầu dò vào âm đạo và chỉ di chuyển xung âm đạo mà không đưa sâu vào bên trong cổ tử cung hay tử cung nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi.
Siêu âm đầu dò giúp quan sát các bộ phận bên trong cơ quan sinh dục nữ
Bao lâu thì nên đi siêu âm?
- Từ tuần 6-10: Xác định chính xác nhất về số lượng thai, thai đã vào tử cung chưa, kiểm tra xem thai có sự sống (tim thai) hay không
- Từ tuần 11-13: Xác định tuổi thai, đặc biệt với thai phụ có kinh nguyệt không đều hợc không nhớ chính xác ngày kinh cuối. Đo độ mờ sau gáy để dự đoán những nhiễm sắc thể bất thường, phát hiện kịp thời dấu hiệu dị dạng thai nhi.
- Từ tuần 22-24: Khảo sát nhận biết hình thể thai nhi đồng thời phát hiện dấu hiệu bất thường, dị tật bẩm sinh ở thai nhi nếu có. Đây là thời điểm quan trọng vì việc đình chỉ thai nghén chỉ có thể thực hiện trước tuần 28.
- Từ tuần 30-32: Siêu âm kiểm tra tim, động mạch và một vùng cấu trúc não, mạch máu... để phát hiện bất thường vì những dấu hiệu này thường ở giai đoạn cuối mới có thể phát hiện. Kiểm tra dây rốn, vị trí nhau thai, chẩn đoán cân nặng thai nhi, tình trạng nước ối...
Những thời điểm cần đi siêu âm thai mà mẹ nên ghi nhớ
Trên đây là những thông tin về việc siêu âm có ảnh hưởng đến thai không mà Mái Ấm Nhỏ muốn cung cấp giúp mẹ nắm vững các kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, từ khi mới bắt đầu hình thành phôi thai cho đến giai đoạn chuyển dạ.
Một thai kỳ khỏe mạnh cho mẹ và phát triển toàn diện cho bé là điều mà bất cứ gia đình nào cũng hướng tới. Hy vọng rằng bài viết đã giúp ích được cho mẹ trong chặng đường 9 tháng 10 ngày đồng hành cùng con yêu.
Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan