Có nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ ở nhà?

Có nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ ở nhà?

Sắt là khoáng chất chiếm tỷ trọng rất ít trong cơ thể nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu nuôi dưỡng cơ thể. Vậy bố mẹ có nên tự ý bổ sung thêm sắt cho con không?


Sắt là một trong những khoáng chất quan trọng trong cơ thể, chúng hỗ trợ tạo ra máu, tăng cường sức khỏe, phát triển trí tuệ ở trẻ em. Tuy nhiên cũng có khá nhiều gia đình tự ý bổ sung sắt cho con tại nhà mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Trong bài viết này, Mái ấm nhỏ sẽ giúp bạn nhận biết chính xác dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ em và các bệnh nguy hiểm liên quan tới vấn đề này, hãy cùng tham khảo ngay nhé.

Vai trò của sắt với cơ thể con người

Sắt có vai trò tạo ra hồng cầu liên tục phục vụ cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Mỗi ngày cơ thể cần nạp khoảng 20 - 25mg sắt đồng thời tái sử dụng các hồng cầu già. Trong một vài trường hợp như có thai, trong thời kỳ cho con bú, mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt, dậy thì… cần bổ sung thêm nhiều sắt hơn nữa. Sắt phân tán trong máu và tồn tại nhiều trong hồng huyết cầu. 

 

Sắt có vai trò tạo ra hồng cầu liên tục phục vụ cho hoạt động hàng ngày của cơ thể

Sắt có vai trò tạo ra hồng cầu liên tục phục vụ cho hoạt động hàng ngày của cơ thể

Bên cạnh đó, sắt còn hỗ trợ mang oxy từ phổi đi khắp cơ thể, chúng tồn tại chủ yếu ở trong gan và các cơ. Mặc dù sắt tồn tại trong cơ thể rất ít nhưng chúng có vai trò không kém phần quan trọng đối với sức khỏe của con người. Sắt tham gia vào cấu tạo enzyme, tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ càng cần bổ sung thêm hàm lượng sắt gấp 7 lần so với người lớn. Tuy nhiên, hàm lượng sắt được nạp vào cơ thể không lớn bởi chúng bị thất thoát ra khá nhiều qua đường tiêu hóa. Sắt được giữ trong niêm mạc ruột nhằm hạn chế tình trạng tăng sắt trong máu, giảm ngộ độc cấp. Tuy nhiên nếu thừa sắt sẽ khiến quá trình tổng hợp protein bị ảnh hưởng khiến cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng được.

Thiếu sắt ở trẻ em gây ra hậu quả gì?

Ảnh hưởng đến nhịp tim 

Nhịp tim của trẻ khi còn nhỏ đập nhanh hơn người trưởng thành, tuy nhiên khi tim đập nhanh bất thường do hồng cầu không vận chuyển được oxy tới các tế bào đặc biệt là não sẽ. Kèm theo đó là các triệu chứng khác ảnh hưởng như thở gấp, thở nông, thiếu máu lên não, trí tuệ chậm phát triển. Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng thiếu sắt được hiểu hiện cụ thể như tóc dễ gãy rụng, thưa, chậm biết lẫy, biết bò, ngồi… so với các bạn cùng trang lứa. Trẻ có trí nhớ kém và bị hạn chế khả năng tư duy phản biện.

 

Ảnh hưởng đến nhịp tim

Ảnh hưởng đến nhịp tim

Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi hàm lượng sắt không đủ, trẻ dễ bị mắc các bệnh từ môi trường, ít nói, thích ngồi một chỗ, da xanh xao, nhợt nhạt và trầm tư hơn. Trẻ nhỏ cũng không thèm ăn, bỏ bú, hoa mắt, hay đau đầu, buồn nôn… Thời điểm giao mùa, trẻ hay bị mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể suy yếu và nhiễm trùng.

Rối loạn thần kinh, hệ tiêu hóa 

Trẻ có biểu hiện hay khóc đêm, không ăn thịt cá, chậm tiêu, thức giấc nhiều lần trong đêm, suy nhược thần kinh… rất dễ bị thiếu sắt. Khi con nhà bạn có biểu hiện này thường xuyên thì hãy nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để khám và xác định hàm lượng sắt cần bổ sung ngay.

 

Rối loạn thần kinh, hệ tiêu hóa

Rối loạn thần kinh, hệ tiêu hóa

Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt 

Để xác định được giải pháp giúp bé bổ sung thêm sắt vào cơ thể, bố mẹ cần biết rõ nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hàm lượng chất khoáng này. 

Trẻ sinh non, thiếu cân

Phần lớn những em bé sinh non và bị thiếu cân thường khó có khả năng hấp thụ sắt hơn bình thường. Nguyên nhân là do sắt có thể dự trữ trong cơ thể đối với các bé sinh đủ tháng có thể tồn tại tới 6 tháng, trong khi em bé sinh non chỉ có thể dự trữ trong vòng 2 tháng. Nếu bố mẹ không biết và kịp thời bổ sung thêm hàm lượng sắt trong sữa và thực đơn ăn dặm hàng ngày cho con thì dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt.

 

Trẻ sinh non, thiếu cân

Trẻ sinh non, thiếu cân

Trẻ chỉ thích uống sữa bò

Sữa bò có chứa rất ít sắt hơn các loại sữa khác, nếu trẻ uống sữa bò thường xuyên còn có nguy cơ ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt là sắt từ các thực phẩm khác. Sữa bò tồn tại trong dạ dày có khả năng gây kích ứng ảnh hưởng tới sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ sau này. Do đó trong vòng 1 năm đầu tiên, mẹ nên tránh không cho trẻ sử dụng sữa bò và tích cực cho trẻ bú sữa mẹ tự nhiên để tăng khả năng miễn dịch.

Chế độ ăn uống ít sắt 

Thiếu sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ phát triển không toàn diện. Sắt có nhiều trong thực phẩm hàng ngày, tuy nhiên khi nạp vào cơ thể 20mg sắt thì chỉ nhận được khoảng 1mg. Nếu hàm lượng sắt không được sử dụng đủ sẽ khiến mất cân bằng và khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

 

Chế độ ăn uống ít sắt

Chế độ ăn uống ít sắt

Gặp vấn đề đối với đường tiêu hóa

Ngoài những lý do trên, khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể của trẻ cũng là lý do khiến con bị thiếu sắt. Khi đường tiêu hóa của bé gặp vấn đề như mới phẫu thuật dạ dày ruột, chảy máu đường tiêu hóa thì cũng hạn chế khả năng hấp thụ sắt, thiếu máu, mất máu.

Tự ý bổ sung thêm sắt cho con có nguy hiểm không?

Sắt có nhiều trong thịt bò, gan động vật, đậu các loại, ngũ cốc, rau xanh… nhưng bố mẹ cần có bảng hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày cho con. Nếu dư thừa quá nhiều sắt cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con. Cụ thể với từng giai đoạn như sau:

  • Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi cần bổ sung 0,27mg sắt/ngày
  • Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi cần bổ sung 11mg sắt/ngày
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi cần bổ sung 7mg sắt/ngày
  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi cần bổ sung 10mg sắt/ngày
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi cần bổ sung 8mg sắt/ngày
  • Trẻ từ 14 - 18 tuổi cần bổ sung 15mg sắt/ngày với bé gái và 11mg sắt/ngày với bé nam.

Việc bổ sung thêm hàm lượng sắt cần thiết khi có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ, phù hợp với độ tuổi và cân nặng của con. Bố mẹ có thể bổ sung thêm liệu trình từ 1 - 3 tháng và kiểm tra lại.

 

Bố mẹ không nên tự ý bổ sung thêm sắt cho con

Bố mẹ không nên tự ý bổ sung thêm sắt cho con

Các loại thực phẩm cần bổ sung thêm cho trẻ khi bị thiếu máu 

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu là nguyên nhân khiến trẻ lúc nào cũng còi cọc, gầy yếu và xanh xao. Do đó bạn nên bổ sung thêm sắt qua đường ăn uống và thực phẩm chức năng là tốt nhất. Dưới đây là các loại thực phẩm bố mẹ có thể bổ sung thêm cho con khi bị thiếu máu.

Củ dền

Củ dền có hàm lượng sắt khá cao, bên cạnh đó canxi, chất xơ, S, vitamin, Kali… trong loại củ này cũng rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Sử dụng củ dền thường xuyên giúp trẻ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, tăng quá trình tạo ra máu và làm sạch cơ thể hiệu quả.

 

Củ dền

Củ dền

Mật mía 

Mật mía tự nhiên vừa cung cấp hàm lượng vitamin B, vừa giúp bé tăng hàm lượng sắt trong cơ thể. Mỗi ngày bố mẹ cho bé dùng khoảng 1 muỗng canh mật mía là có thể tăng cường tới 15% hàm lượng sắt trong cơ thể con rồi. Bạn nên hòa mật mía chung với sữa hoặc nước ấm và cho con sử dụng từ 1 - 2 lần mỗi ngày.

 

Mật mía

Mật mía

Rau bina 

Bina là loại rau được sử dụng chủ yếu ở các nước châu Âu với tác dụng bổ sung thêm hàm lượng vitamin và sắt cho cơ thể. Chỉ cần sử dụng 1 chén rau bina mỗi ngày cũng tăng cường được tới 35% sắt và 33% lượng acid folic cần thiết cho trẻ. Bố mẹ kiên trì cho con ăn rau bina liên tục trong vòng 1 tháng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

 

Rau bina

Rau bina

Quả lựu

Trong quả lựu có hàm lượng chất sắt, canxi, vitamin C hỗ trợ tăng cường hàm lượng hồng cầu, tăng nồng độ hemoglobin trong máu hiệu quả. Bố mẹ có thể cho con sử dụng nước ép lựu mỗi ngày vào buổi sáng khi chưa ăn gì sẽ nhanh chóng giúp con bổ sung thêm sắt và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

 

Quả lựu

Quả lựu

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm trong bữa ăn của con các thực phẩm khác như hạt mè, quả chà là, táo, chuối, nho, cỏ cari,... Đây đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe và bổ sung thêm hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Với tất cả những thông tin liên quan tới vấn đề thiếu sắt, thiếu máu ở trẻ mà Mái ấm nhỏ chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về tác hại khi tự ý bổ sung sắt cho con rồi phải không. Hãy thường xuyên quan tâm và chăm sóc sức khỏe cho bé yêu nhà mình để con có sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ các bạn nhé.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết trẻ mọc răng chậm bố mẹ nên biết

1 lượt
Vote :