“Điểm danh” các loại bệnh thường gặp nhất khi chuyển mùa 

“Điểm danh” các loại bệnh thường gặp nhất khi chuyển mùa 

Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa như cảm cúm, viêm xoang, viêm phổi… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.


Thời tiết chuyển mùa cũng là lúc các vi khuẩn gây hại có cơ hội phát triển khiến nhiều người bị bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch nhiệt độ khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến sức đề kháng suy giảm, bên cạnh đó sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh cũng khiến cơ thể con người suy yếu và mắc nhiều bệnh hơn. Trong bài viết này hãy cùng với Mái ấm nhỏ tìm hiểu tất cả các loại bệnh thường gặp nhất khi thời tiết chuyển mùa nhé.

Thói quen hàng ngày tưởng như vô hại

Thời điểm giao mùa cũng là lúc khá “nhạy cảm” bởi nhiệt độ thay đổi liên tục, nắng mưa thất thường khiến cơ thể không kịp thời thích ứng. Các virus gây hại sẽ có cơ hội sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Nhiều người thấy thời tiết nắng nóng thường mở điều hòa hay bật quạt thật to, tuy nhiên ít ai biết rằng chính những hành động tưởng như vô hại này lại làm khô  vùng họng, giảm các chất nhầy trong đường hô hấp và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn. Đó cũng là lý do vì sao mỗi khi chuyển mùa từ mùa nóng sang mùa lạnh, số lượng người bị mắc bệnh cao hơn bình thường. 

Đối với những nhân viên văn phòng, việc ngồi trong điều hòa lâu và đi ra ngoài cũng khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột gây ra cảm cúm, các bệnh về đường tai mũi, họng. Người yêu thích uống nước đá, ăn các loại đồ lạnh vào mùa hè cũng khiến đường hô hấp và hệ hô hấp bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, khi thời tiết thay đổi chúng ta cần hết sức quan tâm đến sức khỏe, ăn uống sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cơ thể tốt nhất. 

thời tiết thay đổi

Mỗi khi thời tiết thay đổi, bạn nên giữ gìn sức khỏe tốt hơn

“Điểm danh” những bệnh dễ gặp nhất khi thời tiết giao mùa 

Cảm cúm 

Mỗi khi thời tiết thay đổi là cơ hội cho các vi khuẩn gây cảm cúm có cơ hội phát triển, đặc biệt là khi bước vào mùa thu khi thời tiết thay đổi thất thường nhất. Nhiều người có cơ địa yếu hoặc sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị cảm cúm. Thông thường cảm cúm khá lành tính và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp không được chữa trị sớm sẽ biến chứng sang mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến hệ tim mạch, hô hấp. Đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và người già hoặc phụ nữ đang mang thai thì sẽ dễ bị biến chứng hơn. Có một thực tế rằng có khá nhiều người nhầm lẫn cảm cúm sang cảm lạnh, tuy nhiên cảm cúm sẽ có triệu chứng nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh.

Cảm cúm  

Nhiều người có cơ địa yếu hoặc sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị cảm cúm

Triệu chứng của cảm cúm 

Các triệu chứng của cảm cúm rất dễ nhận biết, giai đoạn ủ bệnh sẽ xuất hiện các hiện tượng như người bệnh cảm thấy nhức đầu, khó chịu, đau nhức cơ bắp. sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, cơ thể như không còn chút sức lực nào. Một vài người còn xuất hiện triệu chứng của tiêu chảy. Ở giai đoạn ủ bệnh sẽ sẽ nhanh chóng kết thúc và chuyển sang sốt và thường kéo dài trong vòng 5 ngày rồi dần hết nhưng các triệu chứng khác như ho, mệt mỏi, chán ăn vẫn kéo dài từ 1 - 2 tuần là hết. Khi bị cảm cúm, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và cách ly bởi vi khuẩn gây cảm cúm có khả năng lây bệnh từ người này sang người khác. Trong một vài trường hợp cảm cúm chuyển biến nặng cần phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp phục hồi tốt nhất và tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng virus càng sớm càng tốt để hạn chế sự biến chứng của bệnh. 

Phương pháp phòng cảm cúm 

Người bệnh khi thấy xuất hiện dấu hiệu của cảm cúm chỉ cần uống đủ nước và tăng cường nghỉ ngơi. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị cảm có thành phần kháng sinh như Acetaminophen hoặc Ibuprofen để hạn chế tình trạng sốt cao, ho, tuy nhiên tuyệt đối không được sử dụng Aspirin. Bên cạnh đó, người bệnh nên tắm nước ấm, sử dụng thêm miếng dán nóng để giảm tình trạng đau nhức cơ thể, đau cơ hoặc máy phun sương để làm giảm tiết nước bọt, giảm đau họng bằng nước súc miệng nước muối. 

Cảm cúm  

Người bệnh bị cảm cúm chỉ cần uống đủ nước và tăng cường nghỉ ngơi

Chúng ta cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt như:

  • Đi tiêm phòng cảm cúm mỗi năm 
  • Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày 
  • Không hút thuốc lá 
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, người bị bệnh sau khi khỏi nên tiếp tục nghỉ ngơi 2 - 3 ngày 
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 
  • Đến cơ sở y tế khám để tìm ra nguyên nhân nếu thấy tình trạng ho và sốt ngày một trầm trọng hơn
  • Gọi bác sĩ nếu thấy tình trạng chảy dịch, mủ từ tai hoặc mũi để được đưa đi cấp cứu.

Viêm phổi 

Viêm phổi cũng là căn bệnh rất dễ xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Phổi là cơ quan dễ dàng bị virus gây bệnh tấn công khiến não thiếu dưỡng khí, tiếp đó là cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Viêm phổi cần được chữa trị sớm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Viêm phổi có hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính, nếu tình trạng kéo dài quá 6 tuần thì được gọi là viêm phổi mãn tính. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ vi khuẩn, virus, Mycoplasma hoặc do các tác nhân khác. 

Viêm phổi 

Viêm phổi cũng là căn bệnh rất dễ xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi

Các triệu chứng của viêm phổi

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Với những người mới bắt đầu có dấu hiệu của viêm phổi thì sẽ có biểu hiện tương tự như cảm lạnh nhưng kéo dài hơn. Cụ thể là:

  • Đau tức vùng ngực, khó thở, ho thường xuyên
  • Người già từ 65 tuổi trở lên mắc bệnh sẽ hay bị nhầm lẫn hoặc thay đổi tinh thần 
  • Ho kéo dài kèm theo đờm 
  • Mệt mỏi, chán ăn 
  • Sốt, đổ nhiều mồ hôi trộm, tay chân run rẩy
  • Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Khó thở 

Trẻ sơ sinh khi có dấu hiệu bị viêm phổi sẽ có biểu hiện như nôn mửa, không chịu ăn, không chịu chơi, khó thở, sốt, ho. Trong trường hợp này bạn nên đưa người bệnh đi bệnh viện để được điều trị và chẩn đoán nguyên nhân sớm nhất có thể.

Trong trường hợp người bệnh không được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiêm như mãn tính làm suy tim, sung huyết, thủng phế khí làm tăng nguy cơ bị đau tim. Cũng có nhiều người bị vãng khuẩn huyết, áp xe phổi, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi hoặc tử vong. Trong năm 2017, có tới 49.000 người tại Mỹ đã chết vì viêm phổi mà không biết cách phòng tránh cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Viêm phổi 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể

Phương pháp phòng viêm phổi 

Viêm phổi có thể lây từ người sang người hoặc nhiễm từ môi trường gây bệnh, do đó bạn cần phải hết sức quan tâm đến sức khỏe của mình đồng thời có biện pháp phòng chống căn bệnh nguy hiểm này như:

  • Nghỉ ngơi đúng lúc 
  • Uống nhiều nước 
  • Cho phép cơ thể được ho bởi ho có thể làm vi khuẩn gây bệnh ra ngoài, nhưng hãy ho đúng cách mà không phát tán vi khuẩn gây bệnh cho người khác. Trong trường hợp khó ngủ vào buổi tối thì hãy sử dụng thuốc giảm ho để dễ thở và hạn chế cảm giác buồn nôn hơn
  • Sử dụng Acetaminophen hoặc Aspirin để làm giảm sốt
  • Đi tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi 
  • Rửa tay thường xuyên 
  • Không hút thuốc lá vì thuốc lá sẽ làm nhiễm trùng đường hô hấp, hỏng hệ thống phòng thủ
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý 
  • Nên đưa người bệnh đi khám định kỳ để nhận được lời khuyên cần thiết
  • Những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ em và người già cần được phải mặc đủ ấm, ăn uống đầy đủ khi thời tiết chuyển mùa.

Đau mắt đỏ 

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc do vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể và lây lan ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đau mắt đỏ bắt nguồn từ việc virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên. Thông thường những người đau mắt đỏ có phương pháp điều trị đúng cách sẽ khỏi trong vòng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị nặng hơn và biến chứng thành viêm giác mạc, loét giác mạc hoặc mù lòa. Đau mắt đỏ do virus gây nên thường có các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, cảm thấy có cộm trong mắt, sưng mi, thị lực giảm, khi có ánh sáng chiếu vào dễ bị khô mắt. Đau mắt đỏ thường lây lan qua ho, hắt hơn, người khác tiếp xúc với nước mắt. Đau mắt đỏ do vi khuẩn lại dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề hơn nếu không biết cách điều trị phù hợp. Khi thấy ghèn màu vàng hoặc xanh nhạt và làm dính hai mi mắt mỗi buổi sáng thức dậy thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và chữa trị sớm. Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể gây ra loét giác mạc, giảm thị lực không thể phục hồi được. 

Đau mắt đỏ  

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc do vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể

Tuy nhiên cũng có nhiều người bị đau mắt đỏ do dị ứng từ phấn hoa, thuốc, bụi… nên rất khó xác định của được nguyên nhân. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như chảy nước mắt, viêm mũi, dị ứng, đỏ ở cả hai mắt và không lây lan. 

Biểu hiện của đau mắt đỏ

Biểu hiện của đau mắt đỏ rất dễ nhận biết và nhanh chóng như:

  • Đau mắt
  • Rát mắt 
  • Sưng mắt
  • Mắt đỏ và có ghèn màu xanh hoặc vàng 
  • Các hạch bạch huyết trước tai sưng lên.
  • Khó mở mắt vào buổi sáng, hai mi mắt dính chặt với nhau 
  • Cộm cộm trong mắt.

Phương pháp phòng đau mắt đỏ 

Để có thể phòng được đau mắt đỏ mỗi khi giao mùa hoặc bước vào mùa dịch, chúng ta cần phải:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là mắt 
  • Thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày 
  • Sử dụng khăn riêng biệt, tránh sử dụng với những người đang bị viêm kết mạc
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đụng chạm vào đồ vật hoặc tiếp xúc với những người đang bị bệnh
  •  Thường xuyên đeo kính khi ra ngoài để tránh ánh nắng mặt trời và bụi bẩn 
  • Tránh tắm bằng nước bẩn, sử dụng các hóa chất như sữa tắm hoặc dầu gội vào mắt
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng 
  • Bổ sung thêm vitamin C và các loại trái cây giàu khoáng chất vào cơ thể 
  • Hạn chế tiếp xúc với nơi công cộng, đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Sử dụng kính bơi để hạn chế nước trong bể bơi vào mắt khi đi bơi. Sau khi bơi xong nên rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Đau mắt đỏ  

Những người đang bị đau mắt đỏ nên có chế độ sinh hoạt và chữa trị hợp lý

Những người đang bị đau mắt đỏ nên có chế độ sinh hoạt và sử dụng thêm các liệu trình theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Nếu đau mắt đỏ do virus thì bạn nên chườm đá lạnh thường xuyên để giảm khả năng bị phù nề, nhỏ nước mắt nhân tạo, rửa mặt bằng nước lạnh. Bạn cũng có thể đắp thêm một lát chanh lên ống tuyến lệ, mi mắt, đau mắt đỏ do virus sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên đau mắt đỏ do vi khuẩn thì cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ và sử dụng thêm thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định. Còn đau mắt đỏ do dị ứng cần phải tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và sử dụng thêm các toa thuốc giảm dị ứng, nước mắt nhân tạo giảm cảm giác ngứa ngáy. 

Dị ứng

Mỗi khi thời tiết thay đổi là tình trạng da mẩn đỏ và xuất hiện các vết ban đỏ rất ngứa ngày và khó chịu. Việc chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khiến độ ẩm không khí thay đổi làm cho da dễ bị khô nẻ, mẩn đỏ, dị ứng. Các tác nhân gây ra dị ứng có thể là phấn hoa, lông, da động vật, nấm mốc, thực phẩm, côn trùng, thuốc, mủ cao su… Người bị dị ứng thường phải trải qua 3 giai đoạn bao gồm mẫn cảm, hóa sinh bệnh và sinh lý bệnh. Giai đoạn đầu tiên là mẫn cảm thường kéo dài trong vòng 7 - 10 ngày khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Bước sang giai đoạn thứ 2, dị nguyên này sẽ kết hợp với các phân tử IgE và bạch cầu ái toan và giải phóng hạt loạt chất trung gian. Dị ứng ở giai đoạn thứ 3 thể hiện cụ thể là làm giãn động mạch lớn gây ra tình trạng tụt huyết áp, co thắt phế quản, đau dạ dày, tá tràng khiến người bị dị ứng sẽ đau vùng bụng, đau đầu, choáng váng, hôn mê. Những người đã có tiền sử bị hen suyễn, dị ứng, viêm mũi dị ứng và trẻ em là những đối tượng rất dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi. 

Dị ứng

Tình trạng da mẩn đỏ và xuất hiện các vết ban đỏ rất ngứa ngày và khó chịu

Dấu hiệu nhận biết của dị ứng 

Dị ứng có các biểu hiện cụ thể như:

  • Hắt xì, ngứa mũi, ngứa ngáy toàn thân 
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Tại vùng ngứa bắt đầu xuất hiện các nốt mề đay, sưng môi, lưỡi hoặc sử dụng các thực phẩm bị dị ứng 
  • Ho, tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè 
  • Phát ban
  • Sốc phản vệ 

Dị ứng 

Dị ứng rất dễ nhận biết và có phương pháp điều trị khá đơn giản

Trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp giảm dị ứng nhưng không thấy cải thiện thì bạn nên đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. Đặc biệt đối với những người bị dị ứng nghiêm trọng và xuất hiện hiện tượng sốc phản vệ thì cần phải đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể. 

Phương pháp phòng dị ứng 

Thực tế, tình trạng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, đối với những người đã từng có tiền sử bị dị ứng, hen suyễn thì cần phải tránh những thức ăn dễ khiến mình nổi mẩn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần:

  • Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, thời điểm giao mùa nên tắm bằng nước ấm
  • Hạn chế sử dụng hóa chất, sữa tắm nếu bạn đã từng bị dị ứng 
  • Không chà sát quá mạnh lên da, tránh trường hợp bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại 
  • Tắm nơi kín gió, sử dụng khăn sạch để lau
  • Tăng cường bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C
  • Uống đủ nước hàng ngày 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, đồ cay nóng, 
  • Không hút thuốc lá.

Viêm xoang 

Viêm xoang cũng là bệnh lý rất phổ biến ở nước ta, mỗi khi thời tiết giao mùa thì tình trạng này càng trầm trọng hơn. Đặc biệt là vào mùa thu, khi nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm trong không khí thấp dễ khiến niêm mạc mũi bị bong ra. Viêm xoang kéo dài sẽ khiến đau ngứa họng, đau tai, đau đầu… Thực tế, viêm xoang rất khó để chữa dứt điểm và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nhất. Viêm xoang được chia thành 4 loại gồm: viêm xoang cấp, bán cấp, mạn tính và tái phát. Nguyên nhân bắt đầu từ khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus làm tổn thương tế bào lông tại niêm mạc. Mặc dù các tác nhân bên ngoài như thời tiết, phấn hoa, khói bụi nhưng không đáng kể. Khi niêm mạc bị tổn thương dễ khiến mũi dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài khác và dẫn đến viêm xoang. Những người bị rối loạn di truyền xơ nang, có vấn đề về cơ thể học, đang trong giai đoạn thai nghén, thường xuyên làm việc với trẻ nhỏ hoặc người hút thuốc lá rất dễ bị viêm xoang. 

viêm xoang

Thực tế viêm xoang rất khó để chữa dứt điểm

Dấu hiệu của viêm xoang

Dấu hiệu nhận biết của viêm xoang là người bệnh bắt đầu có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi tương tự như cảm cúm. Tuy nhiên kèm theo đó là những triệu chứng khác như:

  • Đau nhức vùng trán hoặc gò má 
  • Nghẹt mũi 
  • Giảm khứu giác và xuất hiện nước mũi 
  • Dịch mũi thường xuyên chảy xuống họng
  • Đau răng hàm trên
  • Xuất hiện các cơn sốt 
  • Ho, hơi thở hôi.

Phương pháp phòng viêm xoang 

  • Để có thể phòng viêm xoang, bạn nên giữ gìn vệ sinh mũi họng sạch sẽ để tránh tình trạng viêm. 
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống không khói bụi, ô nhiễm 
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây ra viêm xoang 
  • Giữ ấm vùng mũi họng thường xuyên
  • Uống nước ấm khi thời tiết lạnh 
  • Nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài. 

viêm xoang 

Hãy luôn bịt khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài để giữ cho hệ hô hấp khỏe mạnh

Trong trường hợp xuất hiện tình trạng khó chịu vùng mũi kéo dài thì bạn nên đi khám tại phòng khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và liệu trình điều trị trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là những bệnh mà con người dễ dàng bị mắc nhất mỗi khi thời tiết chuyển mùa, bạn hãy nắm vững để có thể phòng tránh cho mình cũng như các thành viên trong gia đình. Hãy thường xuyên theo dõi những tin tức mới nhất của chúng mình trên fanpage Mái ấm nhỏ nữa nhé.

>>> Xem thêm: Thời tiết giao mùa bé bị ho thì phải làm sao?

1 lượt
Vote :